Những lợi ích của việc tập thể dục khi mang thai
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể có những thay đổi đáng kể về vóc dáng và lượng hormone tiết ra khiến bạn gặp phải những áp lực rất lớn. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tập thể dục giúp bạn thích nghi với những điều này trong suốt thai kỳ và ngay cả khi chuyển dạ.
Có một quan niệm phổ biến rằng tập thể dục khi mang thai là không tốt cho thai nhi. Trên thực tế, đây là một quan niệm lỗi thời. Để bạn có thể hiểu rõ, chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn những lợi ích của việc tập thể dục đối với sức khỏe của bạn và thai nhi, cũng như một số những thay đổi đơn giản mà bạn có thể thực hiện để có một thai kỳ khỏe mạnh.
1. Nâng cao tinh thần và năng lượng
Cứ 2 phụ nữ thì có 1 người nhận thấy mức độ trầm cảm hoặc lo lắng tăng lên khi mang thai. Tình trạng chung của các bà bầu là cảm thấy mệt mỏi hơn trong những tháng đầu và cuối thai kỳ. Việc tập các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, pilates, chạy bộ hay khiêu vũ thường xuyên có thể cải thiện tâm trạng ngay tức khắc và đem lại cảm giác tràn đầy năng lượng[1]. Việc tập thể dục giúp giải phóng endorphin và tăng cường hệ thống tim mạch khiến bạn cảm thấy phấn khích hơn và cơ thể giống như được tiếp nạp thêm năng lượng. Ngoài ra, việc thực hiện các bài thiền ngắn vào mỗi buổi sáng không những đem lại cho bạn một tâm trí thoải mái hơn mà còn giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ.
2. Giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến thai nghén
Một nghiên cứu năm 2017 [2] cho thấy phụ nữ tập thể dục thường xuyên khi mang thai ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật hơn những người khác. Cứ 100 phụ nữ mang thai thì có khoảng 9 người sẽ bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường thai kỳ, các tế bào của họ trở nên kháng insulin hơn khiến việc chuyển hóa đường bị ảnh hưởng dẫn tới lượng đường trong máu tăng lên. Viêc tập thể dục thường xuyên sẽ tăng khả năng hoạt động của insulin, giúp bạn duy trì mức đường huyết khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
3. Cải thiện sức khỏe
Duy trì sức mạnh cơ bắp, sự linh hoạt và lưu thông tuần hoàn máu trong suốt thai kỳ giúp bạn tránh được những cơn đau nhức thường xảy đến khi mang thai. Ví dụ, yoga và pilates là hai bộ môn rất tốt để duy trì sự dẻo dai cũng như làm giảm tình trạng đau lưng, bơi lội và đi bộ giúp tăng cường các cơ và hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu.
Nếu bạn vẫn cảm thấy căng thẳng? Ngoài việc tập thể dục để tâm trạng thoải mái bạn cũng nên đầu tư một chiếc gối massage giúp làm giảm đau nhức khi nằm. Bạn thậm chí có thể thử làm dịu đôi chân bị sưng bằng cách ngâm chân bằng nước tonic (hỗn hợp đường, quinine và soda). Nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng chất quinine trong nước tonic có khả năng giúp giảm viêm hiệu quả.
4. Chuẩn bị cho ngày chuyển dạ
Quá trình chuyển dạ là một thử thách rất lớn đối với bất kỳ phụ nữ nào, đòi hỏi sức chịu đựng và sự quyết tâm cực kỳ cao. Một số nghiên cứu sơ bộ đã phát hiện ra rằng phụ nữ có thể vượt qua giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ nhanh hơn nếu họ tuân theo chế độ tập thể dục ba lần mỗi tuần trong suốt thai kỳ. Thường xuyên vận động không chỉ giúp bạn giữ gìn vóc dáng và nâng cao sức khỏe, mà còn có thể giúp giảm bớt hoặc thậm chí rút ngắn thời gian sinh con cho bạn.
5. Giảm các nguy cơ biến chứng khi sinh
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng những phụ nữ tập thể dục ba lần mỗi tuần giúp làm giảm khả năng sinh em bé mắc bệnh phì đại (có cân nặng >4.5 kg) tới 58%[3]. Điều này giúp hạn chế nguy cơ người mẹ phải mổ hoặc cắt tầng sinh môn khi sinh con.
6. Bắt đầu một thói quen tập luyện an toàn
Nguồn ảnh: parenting.firstcry.com
Các nghiên cứu về tập thể dục khi mang thai thường dựa trên 150 phút hoạt động mỗi tuần[4]. Cách phân bổ thời gian tùy thuộc vào bạn, tuy nhiên tốt nhất không nên tập quá 30 phút mỗi lần. Mục đích chính của việc thể dục thường xuyên là để nâng cao nhịp tim, duy trì sự dẻo dai và linh hoạt cho cơ bắp của bạn thông qua các bài thể dục nhịp điệu hoặc các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, pilate, chạy bộ hoặc bơi lội.
Bạn nên bắt đầu thói quen của mình một cách từ từ với năm phút mỗi ngày, và tăng thêm 5 phút sau mỗi tuần. Tốt nhất nên tránh các môn thể thao có nguy cơ ngã cao như cưỡi ngựa hay trượt tuyết.
Tập thể dục là an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai, tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ gia đình hoặc nữ hộ sinh của bạn trước khi tập thể dục nếu bạn thuộc bất kỳ trường hợp nào dưới đây:
1. Cổ tử cung yếu hoặc bạn đã từng phẫu thuật khâu tử cung
2. Mang thai song sinh hoặc đa thai
3. Có tiền sử chuyển dạ sinh non hoặc bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ sớm nào trong thai kỳ trước đó của bạn
4. Vỡ nước ối sớm
5. Chảy máu âm đạo trong suốt thai kỳ
6. Nhau tiền đạo (tình trạng nhau thai lấp một phần hay toàn bộ cổ tử cung)
7.Tiền sản giật (bệnh lý thai nghén với các triệu chứng: tăng huyết áp, protein niệu và phù)
8. Bệnh tiểu đường, động kinh hoặc bệnh tuyến giáp được kiểm soát kém khi mang thai
9.Thiếu máu khi mang thai
10. Các vấn đề về xương hoặc khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động
11. Rối loạn ăn uống
12. Chỉ số khối cơ thể cao hơn 40 hoặc bạn rất ít hoạt động
13. Thói quen hút thuốc khi bạn hút hơn 20 điếu mỗi ngày
Trong thời gian mang thai bạn cũng cần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về dinh dưỡng, y tế để chuẩn bị cho ngày con chào đời, cũng như nên tìm hiểu thêm các phương pháp đảm bảo sức khỏe cho bé trong tương lai. Hiện nay Lưu trữ tế bào gốc Máu cuống rốn/Mô dây rốn đang được nhiều bậc cha mẹ cấp tiến quan tâm với hy vọng nắm trong tay bảo hiểm sinh học tốt nhất cho sức khỏe của con và gia đình. VNBiobank tự hào là đơn vị đại diện độc quyền của ngân hàng tế bào gốc hàng đầu Vương quốc Anh – Future Health Biobank.Bạn quan tâm đến dịch vụ Lưu trữ tế bào gốc của chúng tôi hãy để lại yêu cầu tại đây hoặc liên hệ đến số hotline 0899 465 699 để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
Bài viết tham khảo
2. Ảnh hưởng của chế độ ăn uống và hoạt động thể chất đối với phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ
3. Tập thể dục khi mang thai: Những điều cần biết
4. Hoạt động thể chất và tập thể dục trong thời kỳ mang thai và thời kỳ hậu sản